Quy trình mài đánh bóng sàn bê tông

Quy trình mài đánh bóng sàn bê tông

Bề mặt sàn bê tông mài bóng là kết quả thu được khi thực hiện một quá trình mài cơ học và đánh bóng với sự trợ giúp của các loại hóa chất để cung cấp các kết cấu nền bê tông khác nhau. Việc mài bóng bê tông là một quá trình phức tạp gồm nhiều bước đòi hỏi các công cụ và thiết bị chuyên dụng.

Thiết bị, vật tư dùng để mài đánh bóng sàn bê tông

Máy mài nền bê tông công nghiệp

bê tông nghệ thuật
bê tông nghệ thuật

Là thiết bị kết hợp với các công cụ đĩa mài có tác dụng mài mòn bề mặt nhằm loại bỏ các vết bẩn, mài phẳng, làm mịn các bề mặt lồi lõm, tạo cho nền bê tông có một kết cấu đẹp, nhẵn bóng,… giúp tăng độ cứng.
Đĩa mài sàn bê tông còn được gọi bằng nhiều tên khác như: đá mài bê tông, đĩa mài hợp kim, đĩa mài sàn đá, lưỡi mài bê tông, đầu mài bê tông,…
Đĩa mài bê tông là công cụ thuộc nhóm vật liệu xử lý bề mặt, có khả năng mài nhẵn lớp bề mặt vật liệu, tăng độ sáng bóng giúp sản phẩm trông đẹp mắt, giàu tính thẩm mỹ.
Các loại đĩa mài nền bê tông được sử dụng phổ biến hiện nay:
Việc mài sàn bê tông được chia thành nhiều loại như mài bóc sơn, mài hạ cốt, mài đánh bóng,…. do đó cũng sẽ có nhiều loại đĩa mài phụ vụ cho các công việc khác nhau. Dựa vào cấu tạo và chức năng làm việc phân chia đĩa mài sàn thành các nhóm:
Đĩa mài và đánh bóng sàn: được sử dụng khi cần mài mòn một lớp mỏng trên bề mặt, tạo độ bóng cho sàn bê tông, thường được sử dụng ở bước hoàn thiện bề mặt và đánh bóng nền nhà.

Đĩa mài phá bê tông

Chuyên xử lý các bề mặt sàn có độ gồ ghề lớn, mài phá nền nhà tạo ra bề mặt tiếp xúc tương đối phẳng để mở đầu cho các quá trình mài nền bê tông tiếp theo. Loại đĩa mài này thường được sử dụng trong khâu đầu tiên của quy trình mài bóng nền bê tông gọi là mài thô.

Đĩa mài tạo nhám

đánh bóng sàn bê tông
đánh bóng sàn bê tông

khi sử dụng đĩa mài tạo nhám kết hợp với máy mài sàn bê tông có thể mài mòn, phá bỏ một lớp bề mặt sàn với độ dày – mỏng tùy thuộc vào từng grid khác nhau của loại đĩa mài tạo nhám. Chức năng chính của loại đĩa mài này là tạo một độ nhám nhất định trên bề mặt sàn để phủ các hóa chất cần thiết cho quá trình mài, thường được sử dụng cho công đoạn mài tinh tạo nhám nền nhà sau khi đã mài phá nền nhà.

Đĩa mài khô

có nhiệm vụ mài sàn, phá bỏ, tạo độ bằng phẳng cho sàn bê tông, nền đá, tái tạo lại mặt sàn, đánh bóng sàn, tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt sàn.Với đĩa đánh bóng khô này ta mài khô không cần mài với nước, dùng cho tất cả máy mài bê tông thấp hay cao.

Đĩa mài ướt

Có chức năng tương tự như đĩa mài khô nhưng thích hợp hơn khi dùng trong phương pháp mài ướt sàn bê tông. Sử dụng đĩa mài này kết hợp với nước để giảm ma sát, tăng tuổi thọ cho đĩa mài và nền bê tông mài bóng.

Các ứng dụng của đĩa mài

Đĩa mài là sự lựa chọn tốt nhất cho các loại máy mài sàn bê tông, ngoài ra còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, trong xây dựng và nhiều ứng dụng liên quan. Với chức năng chính là mài nhẵn, loại bỏ các lớp sơn cũ, các vết bẩn trên bề mặt, đánh bóng, định hình bề mặt sản phẩm, công cụ này thực sự đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất lao động và tạo ra những thiết kế đẹp mắt, tinh tế, hoàn hảo.

Cấu tạo của đĩa mài

Đĩa mài được cấu tạo từ các hạt mài (vật liệu mài) và chất kết dính.
Hạt mài là thành phần chính của đĩa mài, mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt nên nó phải có yêu cầu như các loại vật liệu làm lưỡi cắt. Hạt mài được chế tạo từ các loại vật liệu như kim cương, cacbit Silic (SiC), Oxit nhôm (Al2O3), cacbit bo (B4C) … với các kích cỡ hạt khác nhau để chế tạo các loại đĩa mài khác nhau. Cho đến ngày nay, đã có hàng chục loại hạt mài ở hai nhóm (hạt mài tự nhiên và hạt mài nhân tạo) được ứng dụng trong việc sản xuất đĩa mài.
Chất kết dính dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài, gồm chất kết dính vô cơ như keramit, chất kết dính hữu cơ như bakelit, cao su… nó quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.

Quy trình từng bước để có được một nền bê tông mài bóng hoàn thiện

Bước đầu tiên: chuẩn bị bề mặt bê tông
Tiến hành mài thô để loại bỏ các lớp phủ hiện có trên bề mặt nền bê tông cần được đánh bóng. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng máy mài bê tông công nghiệp kết hợp với đĩa mài kim cương từ 16 đến 20 grit. Loại đĩa mài này thường được sử dụng để loại bỏ các lớp phủ cũ trên bề mặt bê tông.
Nếu có các vết nứt hoặc mối nối xuất hiện trên bề mặt bê tông, chúng phải được trám kín bằng chất độn hoặc keo epoxy.
Sau khi đã trám kín, tiếp tục mài bề mặt bằng đĩa mài kim cương với grit dao động từ 30 đến 40 grit. Sử dụng kết hợp với một đĩa mài hợp kim. Tiến hành mài với đĩa mài hợp kim 80 grit. Sau đó mài tiếp với đĩa mài kim cương 150 grit.
Sau các quá trình mài, bề mặt bê tông sẽ được làm dày bằng cách phủ một lớp hóa chất tăng cứng.
Quá trình đánh bóng được thực hiện với đĩa mài kim cương có grit thay đổi từ 100 đến 200 grit. Cũng có thể sử dụng kết hợp cả hai.
Tiếp tục mài với đĩa mài 400 grit sau đó tăng lên 800 grit.
Cuối cùng mài bóng với đĩa mài kim cương từ 1500 hoặc 3000 grit để hoàn thiện bề mặt bê tông.
Để dễ dàng cho việc bảo trì bề mặt, nên sử dụng một lớp hóa chất bảo vệ chống bám bẩn trên bề mặt bê tông.
Lưu ý: Các mức giá trị grit khác nhau của đĩa mài được sử dụng phụ thuộc vào độ mịn và độ bóng theo yêu cầu của quý khách hàng đối với bề mặt bê tông.
Nếu có bất kỳ cầu hỏi nào cần được tư vấn, giải đáp kĩ hơn xoay quanh việc mài sàn bê tông Đà Nẵng, xi măng hoặc cách sử dụng máy mài sàn bê tông nghiệp, quý khách có thể liên hệ theo hotline 0932048303 hoặc đến trực tiếp địa chỉ: Lô 31-33 , Trần Kim Xuyến, Quang Sỹ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng 550000, Việt Nam để được nhân viên của Công ty Bê Tông Mài Bảo Long BTMBAOLONG tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Call Now Button 0932.048.303